Cặp USDJPY vào thời điểm cuối năm 2018 đã có mức giá gần với mức giá khởi đầu của năm. Sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ, quan điểm tiền tệ cứng rắn của FED và lợi tức trái phiếu Mỹ tăng cao là các nguyên nhân hỗ trợ cho cặp tiền USDJPY. Trong khi đó thì lo ngại về thương mại quốc tế, kinh tế toàn cầu giảm sút, Brexit chưa chắc chắn và các trục trặc trên thị trường chứng khoán lại làm cho cặp tiền trong trạng thái đầy áp lực giảm xuống.
Năm 2019 sắp tới đây, chúng ta sẽ thấy nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ quay trở lại đồng điệu với các nền kinh tế khác trên thế giới. Và vì thế cặp USDJPY chắc chắn sẽ phản ánh triển vọng kinh tế của cả thế giới, là thước đo cho sự tăng trưởng toàn cầu trong năm nay.
Khi bắt đầu năm 2018, cả thị trường đều không chắc được nền kinh tế Mỹ sẽ phản ứng ra sao trước việc cắt giảm thuế của Tổng thống và chính phủ gia tăng chi tiêu ngân sách. Lúc này bà Janel Yellen vẫn còn đang nắm quyền chủ tịch FED, cộng với viễn cảnh quan điểm tiền tệ cứng rắn của người kế nhiệm Jerome Powell. Đồng thời thì Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn đang hăng say đe dọa nhau bấm nút hạt nhân. Kết quả là thị trường chứng khoán sập mạnh trong tháng 2/2018 do bởi lo ngại rủi ro tăng cao, khiến cặp USDJPY giảm mạnh dưới mức 105.
Tuy nhiên, sự việc được cải thiện đáng kể làm cho thị trường hồi phục. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh vào mùa xuân với tốc độ tăng GDP đạt 4.2%, một mức tăng cao nhất kể từ năm 2014. Hơn nữa, FED dưới triều đại Powell rõ ràng cứng rắn về tiền tệ hơn so với người tiền nhiệm Yellen. Mối quan hệ Nam Bắc Hàn trở nên nồng ấm đến mức lần đầu tiên trong lịch sử nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân và Tổng thống Mỹ đương nhiệm đã gặp nhau trong một cuộc gặp thượng đỉnh tổ chức tại Singapore. Cành Ô Liu này của Tổng thống đã xóa bỏ nhu cầu trú ẩn vào đồng JPY. Kết quả là cặp tiền USDJPY đã tăng hơn 1,000 pips đạt đến mức 115.
Trong lúc Washington ve vãn Bình Nhưỡng thì mối quan hệ giữa họ và Bắc Kinh trở nên xấu đi. Chính phủ Mỹ đạt liên tục áp đặt thuế lên các mặt hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Trung Quốc. Tháng 07/2018, Mỹ đạt được thỏa thuận hưu chiến thương mại với EU. Tháng 10/2018, hiệp định thương mại NAFTA 2.0 hay với cái tên mới USMCA đã đạt được giữ 3 nước Mỹ, Canada, Mexico. Tuy nhiên thì Tổng thống Trump lại đấm vỡ mồm Tập Cận Bình rất nhiệt tình bằng liên tục các mức thuế áp đặt lên hàng nhập khẩu Trung Quốc. Trong thời điểm đó, phát biểu tại Viện nghiên cứu Hudson, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã chỉ thẳng mặt Trung Quốc mà chỉ trích.
Sau đây là các yếu tố cần quan sát trong năm 2019:
Thị trường đã nghi ngờ liệu FED có tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2019 không. Bản thân ông chủ tịch và các thống đốc khác đều muốn nâng lãi suất ít nhất 1 năm vào năm sau. Tuy nhiên, đây có thể sẽ là các dovish hikes. Các số liệu kinh tế khác cũng cho thấy sự tăng trưởng chậm lại. Doanh số bán nhà Home Sales đang giảm, đầu tư đã không tăng lên bất chấp đã cắt giảm thuế. Sau 4 lần tăng lãi suất trong năm 2018, FED có thể đã quyết định tạm dừng để đánh giá các tác động của nó lên thị trường. Hơn thế nữa, trong một thế giới toàn cầu hóa, Mỹ không thể miễn nhiễm trước sự suy thoái toàn cầu. Khi mà FED tạm dừng tăng lãi suất, đồng USD hầu như chắc chắn sẽ đạt đỉnh.
Đàm phán thương mại Mỹ Trung gần như chắc chắn là yếu tố chính trong năm 2019. Vòng đàm phán đầu tiên sẽ kết thúc vào ngày 02/03/2019 sau 90 ngày hưu chiến. Mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục có những tác động đáng kể lên nền kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán và cặp USDJPY.
Về mặt kỹ thuật: để dự đoán cho năm 2019, chúng ta dùng chart Weekly. Sau khi tạo đáy vào đầu năm 2018, cặp USDJPY đã tăng lên mạnh mẽ, nhưng sau đó lại sideway trong khoảng thời gian gần đây. Đường trendline tăng đã bị gãy. Theo nhận định và quan điểm giảm cho cặp USDJPY, ta kỳ vọng giá tăng test lại trendline này rồi tiếp tục giảm.
The information and publications are not meant to be, and do not constitute, financial, investment, trading, or other types of advice or recommendations supplied or endorsed by TradingView. Read more in the Terms of Use.