- Thị trường chứng khoán trên thế giới có sự phân hóa rõ rệt. Chỉ số NIKKEI225 của Nhật Bản giảm 1,22%. Chỉ số DAX của Đức giảm 0,75%. Chỉ số FTSE của Singapore tăng 0,41%. Chỉ số S&P500 của Mỹ tăng 0,45%. Chỉ số SSE100 của Trung Quốc tăng 2,08%. Điều này cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô trên thế giới ổn định và đi ngang. - Nga và Ukraine đã đạt được những thỏa thuận tích cực đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra. Châu Âu vẫn đang tìm kiếm nguồn thay thế dầu mỏ mới sau khi tuyên bố hạn chế nhập khẩu dầu từ Nga. Trong khi đó, Nga bắt đầu yêu cầu nhiều nước trên thế giới thanh toán tiền mua dầu/khí đốt bằng đồng Rúp. Trung Quốc là quốc gia thân thiện nhất với Nga trong thời điểm hiện tại đồng thời tăng sản lượng dầu nhập khẩu từ Nga lên mức 8,5% chỉ trong tháng 3. - Thứ 5 tuần này, cơ quan FOMC của Mỹ sẽ họp bàn và thảo luận về những chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đang leo thang tại quốc gia này. Không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục có thêm đợt tăng lãi suất trong tháng 4 cũng như hạn chế kích cầu trái phiếu DN và hạn chế mua vào trái phiếu chính phủ Mỹ.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC
- VNINDEX tuần qua tăng từ mức 1.498 lên mức 1.516 điểm, tương ứng với mức tăng 18 điểm và 2,19%. Thanh khoản thị trường đạt 26.500 tỷ đồng, tăng 1,06% so với tuần trước, đây là một tín hiệu tích cực cho thấy dòng tiền đã bắt đầu quay trở lại thị trường, không loại trừ khả năng đây là dòng tiền do quỹ đầu tư nước ngoài vào VN trong thời gian vừa qua. - Dòng tiền tiếp tục rời khỏi nhóm ngành bất động sản và quay về những nhóm cổ phiếu mang tính phòng thủ và có cơ bản tốt như ngân hàng và VN30. Nhóm cổ phiếu penny/midcap và những cổ phiếu mang tính đầu cơ cao tiếp tục bị bán tháo với khối lượng giảm so với tuần trước. - Những thông tin liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết và hệ sinh thái FLC khiến thị trường chao đảo đầu tuần. Thêm vào đó, thông tin những cá nhân công tác tại UBCKNN bị điều tra và kiểm điểm cũng làm cho tâm lý nhà đầu tư trên thị trường lo sợ.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT
- Xu hướng tăng trong trung hạn và dài hạn của VNINDEX tiếp tục được giữ vững trên biểu đồ ngày. Đường MA3/MA8 vẫn nằm trên đường MA20 cho thấy xu hướng tăng vẫn tiếp diễn. Đường MA3 nằm trên đường MA8 cho thấy tín hiệu bứt phát vùng cản bắt đầu xuất hiện. - Chỉ báo MCDX cho thấy dòng tiền lớn đã bắt đầu quay lại vào 2 ngày cuối tuần và chiếm 5,1% vào ngày thứ 5 và 16,2% vào ngày thứ 6 so với tổng thanh khoản thị trường. Điều này cho thấy một tín hiệu tích cực từ dòng tiền lớn. - Những vùng kháng cự/hỗ trợ cần lưu ý trước khi quyết định mua/bán cổ phiếu trong danh mục trong tuần tới: - Vùng hỗ trợ: 1.500, 1.480 và 1.460 - Vùng kháng cự: 1.535 và 1.520
KHUYẾN NGHỊ
- Chúng tôi khuyến nghị mua vào nhóm ngành ngân hàng, vốn đang dẫn dắt và nâng đỡ chỉ số VNINDEX tại ngưỡng kháng cự quan trọng 1.500 và 1.520. Khuyến nghị nắm giữ: MBB, VPB, STB, VCB. - Những quỹ đầu tư mới tham gia TTCK Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục giải ngân vào VN30 trong tuần này. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị gia tăng tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu trụ VN30 như MBB, MWG, MSN, FPT. - Mặc dù có những điểm sáng về giá quặng thép đầu vào/giá thép thành phẩm tăng trở lại trong tháng 3 và UBCKNN chấp thuận tăng vốn tại nhiều công ty chứng khoán, nhóm ngành chứng khoán và ngành thép tiếp tục bị bỏ rơi với thanh khoản thấp và giá cổ phiếu đi ngang. Đối với việc cơ cấu danh mục đầu tư, chúng tôi khuyến nghị hạ 70% tổng tỷ trọng vốn đang nằm trong các cổ phiếu penny/midcap và đầu cơ. Thay vào đó, chuyển dòng tiền vào những nhóm ngành được hưởng lợi trong Q1/2022 như thủy sản, gỗ, lương thực và phân bón. -- Chúc anh em có tuần trading thắng lợi!
The information and publications are not meant to be, and do not constitute, financial, investment, trading, or other types of advice or recommendations supplied or endorsed by TradingView. Read more in the Terms of Use.