[TRUY TÌM NHÓM NGÀNH TĂNG TRƯỞNG NHẤT TRONG NĂM 2022] (Phần 2)

3. Dầu khí và năng lượng:
Nhu cầu tiêu thụ dầu thô thế giới sẽ được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ năng lượng tăng mạnh và hoạt động đi lại trong nước cũng như quốc tế sôi động khi nhiều quốc gia tái mở cửa biên giới hậu Covid-19. Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) đưa ra mức tiêu thụ dầu trong năm 2022 có thể tăng lên gấp đôi so với năm 2021 nhằm bù đắp lại những tổn phí kéo lùi nền kinh tế trong 2 năm chống chọi với dịch bệnh.

Trong tháng 11, các nước tiêu thụ dầu lớn do Mỹ dẫn đầu đã tuyên bố giải phóng lượng dầu dự trữ chiến lược nhằm hạn chế đà tăng của giá dầu (vốn được khởi xướng bởi nhóm OPEC+). Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố ngắn hạn và khó tác động đến giá dầu bởi vì quyền quyết định vẫn thuộc về các nước xuất khẩu dầu mỏ trong hàng chục năm nay. Nguồn cung dầu thế giới không ổn định và diễn biến chính trị căng thẳng giữa khối OPEC+ với các nước phương Tây khiến cho giá dầu USOIL tăng mạnh từ mức 62/thùng lên 76/thùng, khoảng 20% so với tháng 11. Một số chuyên gia của ngân hàng JP Morgan nhận định, giá dầu sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022, lên mức tối đa 120/thùng nếu như tình hình hiện tại không được giải quyết và không tìm ra tiếng nói chung giữa những nước xuất khẩu dầu mỏ. Điều này khiến cho nhóm ngành dầu khí/năng lượng ở Việt Nam được hưởng lợi nhiều trong năm 2022.

Những dự án khai thác khí trọng điểm như Lô B – Ô Môn, Sư tử Trắng giai đoạn 2, Cá voi xanh, Kèn Bầu cũng đang tiếp tục được cân nhắc và có thể sớm đưa vào khai thác trong năm tới. Với tổng vốn đầu tư cho những dự án khai thác và dự án đường ống dẫn khí lần lượt là 6,7 tỷ USD và 1,3 tỷ USD, đây sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp dầu khí tại Việt Nam trong trung hạn và dài hạn.

Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ trăng trưởng kép hằng năm là 7.8% trong giai đoạn 2021-2030. Những dự án đang được nghiên cứu và dự kiến sẽ được xây dựng trong năm 2022 như: Nhơn Trạch 3, Hiệp Phước, Sơn Mỹ 1... sẽ bổ sung thêm 17,600 MW vào hệ thống phát điện Việt Nam, điều này sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu/lợi nhuận của nhóm dầu khí trong năm 2022.

4. Sản xuất và Bán lẻ:
Theo thống kê của McKinsey – công ty tư vấn toàn cầu có trụ sở tại Hoa Kỳ - tầng lớp trung lưu ở Việt Nam dự kiến tiếp tục gia tăng, trải rộng về mặt địa lý và trở nên đa dạng hơn. GDP tăng trưởng kép trung bình 5% trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với mức trung bình toàn cầu; chỉ số CPI nằm ở mức thấp hơn 0.18% so với năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 gây ảnh hưởng hơn 2/3 thời gian; dự kiến tỷ lệ chi tiêu dùng trung bình trên đầu người tăng từ 16/người lên mức 17,4/người vào năm 2022 (tức tăng 8.75%). Điều này cho thấy ngành sản xuất/bán lẻ vẫn còn dư địa rất lớn để phát triển, cả về nguồn cung và cầu.

Thách thức lớn nhất của ngành Sản xuất/Bán lẻ hiện tại chính là Covid-19 và những biến chủng của nó như Delta, Omicron vẫn đang tiếp tục lan rộng tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nếu chính phủ Việt Nam hoàn thành tốt mục tiêu kép: chống dịch – phát triển kinh tế, những doanh nghiệp này sẽ là một trong những nhóm tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2022.
___________________________________________________________________
Bài này được chia làm 3 phần để tiện theo dõi và không quá dài. Anh/em quan tâm thì ghé trang cá nhân của mình trên TradingView để xem lại toàn bộ nhé!
2022Fundamental AnalysisStocksTrend Analysisvietnamesestock

Also on:

Disclaimer